Nguồn gốc Ca_trù

Tố Nữ Đồ (素女圖) - các thiếu nữ mặc áo dài, dùng 4 loại nhạc cụ: cô thổi sáo tượng trưng cho lối hát ngâm thơ, cô cầm quạt tượng trưng cho hát Chúc hỗ, cô cầm đôi phách tượng trưng cho hát nói và cô gảy đàn đáy tượng trưng cho lối hát Thét nhạc. Đây là hình ảnh phiên bản người thực minh hoạ từ Tranh tố nữ

Ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương như: phú, truyện, ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói và hát kể.

Hát nói xuất hiện sớm nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 19 mới có những tác phẩm lưu truyền đến nay như các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... Nguồn gốc của thể Hát nói trong văn chương Việt Nam được giải thích bằng những nguyên nhân và các sự việc sau đây[6]:

  1. Hát nói là sự phàm tục hoá những thể thánh ca.[cần dẫn nguồn] Trước khi có Hát nói, ở Việt Nam đã có những bài hát xoan, hát cửa đền, cửa chùa, những bài thét nhạc. Những thể ca trong các dịp tế lễ đó chuyển dần công dụng và được các tao nhân, mặc khách tổ chức ngay trong những cuộc giải trí riêng của họ. Các bài hát nói bắt đầu từ đó.
  2. Hát nói là sự cụ thể hoá ảnh hưởng của tư tưởng Lão–Trang.[cần dẫn nguồn] Xưa kia, văn chương Việt Nam về nội dung phải gò bó trong những tư tưởng Khổng Mạnh, về hình thức phải đem theo những quy luật khắt khe, những lối diễn tả nhất định. Cuối thế kỷ thứ 18, do hoàn cảnh rối ren trong xã hội, tư tưởng Lão-Trang có cơ hội bành trướng và hát nói chính là sáng tạo của các nhà nho phóng khoáng, thích tự do, ở đấy họ có thể gửi gấm những tư tưởng, cảm xúc vượt ra ngoài khuôn phép với cách diễn đạt cởi mở, rộng rãi hơn.
  3. Hát nói là biến thể của song thất lục bát. Các nhà viết sách thời xưa cho rằng Hát nói là một hình thức biến đổi của thể ngâm Song thất lục bát: Trong hát nói có Mưỡu là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc, có cước vận, yêu vận. Nhưng khi đã phát triển, Hát nói là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối,... Trong lối Hát ca trù có nhiều loại như: Dâng hương, Giáo trống, Gủi thư, Thét nhạc thì Hát nói là lối thông dụng và có tính văn chương lý thú nhất; lời hát của thể cách hát nói như nỗi ai oán được thăng hoa thành nguồn cảm hứng bất tận. Tương tự thể cách hát nói trong ca trù Việt Nam, dòng nhạc sanjo và sinawi của Triều Tiên có âm hưởng tương tự. Hầu như mọi nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc đều được sử dụng trong sanjo: đàn tranh gayageum, đàn tranh geomungo, sáo trúc ngang daegeum, đàn nhị haegeum, kèn dăm tre piri, kèn bầu taepyeongso, đàn tranh dùng vĩ kéo ajaeng, sáo trúc dọc danso khi được diễn tấu, âm thanh cũng có âm sắc tương tự đàn đáy Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ca_trù http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/06/04/... http://www.unesco.org/culture/ich/index.php?USL=00... http://www.unesco.org/culture/ich/index.php?pg=000... http://www.baodatviet.vn/Home/Song-day-ca-tru-Than... http://baophapluat.vn/dan-sinh/chuyen-it-biet-ve-o... http://www.cinet.vn/sacmau/catru/catru.htm http://www.nghethuat.com.vn/Nghethuat/188/Categori... http://www1.vtc.com.vn/view/1/61208/doanh_nhan_con... http://www.dangcongsan.vn/print_preview.asp?id=BT3... http://bacninh.gov.vn/Trang/Tin%20chi%20ti%E1%BA%B...